Cuốn thơ tuyệt
vời nhất mình từng có luôn!
![]() |
Lá sen Hồ Tây hơi héo =)) |
Mình không mua
được phiên bản đầu tiên của Ra vườn nhặt nắng – khổ vuông trong lòng bàn tay,
màu xanh lá cây đậm với rất nhiều nắng – hoa rực rỡ. Phần nhiều vì lúc đó mình không
tin lắm ông chú tác giả của những cuốn như Mật thư hay Em giấu gì ở trong lòng
thế? có thể viết thơ thiếu nhi.
Nghĩ lại thì
kiểu Tái ông mất ngựa, không mua được cũng không hẳn là tệ, vì giờ mình đã có
phiên bản thiếu nhi của cuốn thơ ấy, to (có khi) gấp bốn lần. Rực rỡ, và đầy
“nắng”.
Bạn bè (và cả
em trai) mình những ngày gần đây hẳn đã bị mình khủng bố không ít lần – chủ yếu
là Chương trình đọc thơ với chị Cà Héo. Mình không thích thơ lắm, nhưng mình
lại thích đọc thơ J))
Chủ yếu là muốn tận hưởng cái cảm giác mọi từ mình thốt ra đều vần vèo với
nhau, như kiểu đang hát mà không phải hát vậy á. Chung quy là cảm thấy thật kì
diệu.
Ra vườn
nhặt nắng làm mình hạnh phúc tới độ cứ muốn đọc thật to từng câu
từng từ trong mỗi bài, như kiểu đọc tập đọc ngày xưa á – ra vẻ với chó mèo chim
chóc là ta đây biết chữ =))) Thôi chết, nguy hiểm quá. Thơ thẩn gì mà đọc vào
là quên béng cả việc mình đã là người (hơi) lớn mất rồi T”T
Tạm dừng phút
trữ tình ngoài lề.
![]() |
"Vì niềm vui - ánh sáng - tốn nhiều pin" |
Vì phần thơ của
anh Nguyễn Thế Hoàng Linh đã là “rượu cũ”, nên mình sẽ nói về cái “bình mới”
trước nha.
Phần minh họa
của Ra vườn nhặt nắng bản mới do Lá vẽ. Không cầu kì, không tô vẽ bảy tỉ màu
lòe loẹt – theo cái “chuẩn” sách thiếu nhi vẫn được các mẹ tâm đặc gật gù bấy
lâu nay mà mua sách cho con. Minh họa của Lá, nói thế nào nhỉ, tuy bắt mắt nhưng vẫn cực kì, cực kì giản dị và gần gũi với các em bé: một chút vụng về, một chút ngô nghê, nhưng vô cùng
phóng khoáng và rộng mở. (Nói vầy thôi chớ phải tu luyện tám nghìn năm mới giả
vờ làm trẻ con đẹp được như các bạn ấy T”T) Nếu mình là một đứa con nít – à,
giả vờ như mình vẫn là trẻ con dù thực ra mình đã không làm trẻ con được gần
hai mươi năm rồi T”T, thì các bạn Lá đã truyền cho mình chính xác cảm giác
“Mình có thể làm được!”. Mình có thể vẽ được, như các anh/chị ấy.
![]() |
Í, cắt mất em bé gái miệng rộng rồi! |
Đấy là nói về
phần trẻ con. Còn về phần người lớn, thì mình "phát cuồng" vì minh họa của các
bạn Lá. Nó không đơn thuần là những hình minh họa, nó là một câu chuyện được kể
bằng hình ảnh – song song và độc lập với phần thơ của anh Nguyễn Thế Hoàng
Linh. Hãy dành vài phút lướt lại cuốn sách (nếu bạn đã mua), và nếu bạn mất thêm
khoảng nửa tiếng để đọc lại vài bài thơ yêu thích mà quên béng việc bạn đang
đọc review của mình – thì không sao, bạn được tha thứ. Dù mình cũng hơi buồn.
Rồi, mình đang
nói đến tụi nhóc trên bìa sách. Năm đứa lít nhít đang toét miệng cười ấy. Chính
tụi nhóc ấy, chứ không phải anh nhà thơ già đau đớn kia, là những người dẫn
truyện nắm trong tay quyền năng được nhảy cóc đến bất kì chỗ nào, kể bất cứ thứ gì chúng muốn. Tụi nhóc, bằng hình
ảnh, về tuổi thơ của chính chúng: nhóc đeo niềng răng ra vườn “nhặt nắng” cùng
ông, cũng ông chơi trò lái xe bus, nhóc bốn mắt và nhóc niềng răng và nhóc mũi
tẹt cùng chơi ở công viên, rồi năm đứa xếp hàng tập thể duc ở trường… Tụi nhóc
chạy nhảy, nô đùa bằng màu sắc và đường nét trên các trang sách, ồn ào và… vô
tổ chức không kém gì lũ trẻ con bằng xương bằng thịt làm điên đầu người lớn mỗi
ngày.
Nhưng ai lại nỡ
trách trẻ con là một đội vô tổ chức cơ chứ nhỉ.
Mình thì đã là
fan của em đeo kính xanh mất rồi =)))))
![]() |
Ơ quên không chụp hình em kính xanh :(( |
Quay lại với
phần thơ của anh Nguyễn Thế Hoàng Linh. Mình đã nghĩ lúc đọc bài thơ đầu tiên
trong cuốn này – là bài “Ánh sáng tốn pin”, rằng Ra vườn nhặt nắng xứng đáng có
một chỗ khấm khá trong hệ thống giáo dục của các bé từ mầm non đến hết tiểu học
(nhưng không phải kiểu bị đưa vào đề thi một cách đầy oan ức giống chú Đoàn Công Lê
Huy hồi tháng trước). Đã đến lúc nên lược bớt những trang thơ với trâu bò gà
cá, với chú ếch xanh ngồi học bài bên hố bom hay những chiếc máy cày trên cánh
đồng hợp tác trong sách tiếng Việt của các em tiểu học – tất nhiên mình không
đưa ra quan điểm về việc xóa bỏ hay phủ định chúng, mình chỉ nghĩ các em xứng
đáng với một thứ gần gũi với thế giới của chúng hơn. Để các em được nhìn thấy
cuộc sống của chính mình trong trang sách từ những năm đầu tiên của bậc học, để
việc học gắn bó và thân thuộc với các em hơn là một sự bắt buộc và chống chế
kéo dài suốt 12 năm.
(Thôi chết lạc
đề!)
Nói tóm lại,
như anh Bút Chì đã nói trong phần mở đầu cuốn sách, Ra vườn nhặt nắng là một
điều thực sự diệu kỳ. Diệu kỳ từ những cơ duyên dẫn đến việc nó ra đời (mình
đang nói đến bản thiếu nhi nhá), cho tới cái cách nó khiến những người
đã-không-còn-là-trẻ-con-rất-lâu-rồi cảm thấy bản thân cần một phút thảnh thơi “ra
vườn”. Để thấy thế giới 7 tỉ người vẫn còn những khoảng không thật rộng cho trí
tưởng tượng và lòng bình yên. Bình yên, và háo hức như trái tim một đứa
trẻ.
Trong khu vườn
nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh, có ông và có bé. Bạn có thể là chú bé, nhưng
bạn cũng có thể là người ông, nhưng không sao cả, vì với nắng, tất cả đều là em bé.
Đừng để bản
thân bị thiếu vitamin D, bạn nhé!
Anh Phan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét